
Kẽm là dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Chỉ cần một ngày cơ thể thiếu kẽm, sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa thiếu kẽm là bổ sung những loại thực phẩm giàu kẽm trong thực đơn hàng ngày.
Tại sao cần phải bổ sung kẽm?
- Đối với não, kẽm điều chỉnh khả năng kích thích não, giúp não hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng cường trí nhớ.
- Cung cấp đủ kẽm cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và các vết thương mau lành, làm chậm quá trình lão hóa.
- Kẽm giúp cân bằng nội tiết tố, hạn chế khả năng bị bệnh tiểu đường hay thiếu hụt lượng đường trong máu.
- Kẽm là yếu tố quan trọng giúp duy trì hoạt động của khứu giác, xây dựng nên hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Kẽm cũng có tác dụng làm đẹp da, giúp mái tóc mượt mà hơn.
- Kẽm rất tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là đối với sự phát triển của bé. Thiếu hụt kẽm dễ dẫn tới sinh non, con nhẹ cân hoặc có những bất thường ở thai nhi…
- Kẽm giúp ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
- Kẽm giúp cải thiện tâm trạng, thậm chí đây còn là phương pháp điều trị hiệu quả bệnh trầm cảm ở phụ nữ.
Top 8 thực phẩm giàu kẽm nhất trong tự nhiên vô cùng dễ tìm
Mầm lúa mì
Mầm lúa mì thực chất là phôi của lúa mì. Trong loại mầm lúa mì chứa đến 17mg/100g. Hàm lượng kẽm trong mầm lúa mì rất tốt cho cơ thể, chống oxi hóa, cải thiện tiêu hóa, giúp tăng cân lành mạnh, ổn định đường huyết, cải thiện sức khỏe tim mạch và có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của một số loại ung thư.
Các loại hạt
Một số loại hạt trông bé vậy thôi chứ chứa nhiều hàm lượng kẽm có lợi. Có thể kể đến như hạt bí ngô rang (chứa đến 10.3 mg kẽm /100g), hạt vừng, hạt đào, hạt thông, hạt điều, đậu phộng, hạnh nhân, óc chó hay hạt dẻ. Đây đều là thực phẩm giàu kẽm hàng đầu. Bạn nên sử dụng chúng thường xuyên hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Hạnh nhân
Hạnh nhân thường xuất hiện trong các loại bánh quy, cung cấp tới 1,6 mg kẽm trong mỗi 28 gram. Bạn có thể ăn hạnh nhân nguyên hạt, hoặc giã nhỏ rồi cho vào món salad và cà ri.
Đậu
Đậu là món khá dễ tìm, dễ chế biến. Chỉ cần nửa bát đậu tương thì chứa khoảng 2,9 mg kẽm. Con số này là 0.99 đối với đậu nành và đậu tây.
Các loại rau củ
Ngoài dồi dào chất xơ, thì rau củ còn chứa nhiều kẽm. Trong 100 gram đậu nành sẽ cung cấp tơi 9mg kẽm, bao gồm cả đậu xanh, măng tây, ngô, khoai tây, đậu Hà Lan,…
Nấm
Nấm được bán khá nhiều ở chợ và siêu thị, bạn cũng có thể dễ trồng được. Cứ 100 gram nấm sẽ cung cấp khoảng 1,4 mg kẽm. Hơn nữa, nấm nó vừa ít calo mà lại giàu giá trị dinh dưỡng, thích hợp cho những bạn đang ăn kiêng và giảm cân.
Yến mạch
Nạp một khẩu phần ăn khoảng 156 gram yến mạch, sẽ cung cấp cho cơ thể khoảng 6,2 mg kẽm. Ngoài giàu chất kẽm, yến mạch còn là một trong những siêu thực phẩm, món ăn sáng phổ biến nhất trong thực đơn giảm cân hay ăn uống lành mạnh.
Tỏi
Đừng bất ngờ vì trong danh sách này có thêm tỏi, bởi cứ một khẩu phần 136mg tỏi sẽ cung cấp 1,6 mg kẽm, chiếm 11% giá trị hằng ngày. Đặc biệt, tỏi có khả năng giải độc các kim loại nặng trong cơ thể, ít kalo nên không lo béo.
Nhìn chung, thực phẩm cung cấp lượng kẽm nhiều nhất vẫn là ngũ cốc, bao gồm ngũ cốc nguyên hạt. Hiện nay, ngũ cốc nguyên hạt là thực dưỡng được nhiều người lựa chọn trong chế độ ăn thực dưỡng, chế độ ăn khoa học để có một cơ thể khoẻ mạnh.
Các nhà khoa học khuyên bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám giàu kẽm để có một sức khoẻ tốt. Với gạo tươi – một loại ngũ cốc nguyên hạt giàu kẽm, bởi trong quá trình xay xát gạo giữ được cám và phôi mầm nhờ vây mà dinh dưỡng được giữ trọn vẹn.